Japan Display, một trong những nhà cung cấp màn hình chính cho Apple, mới đây vừa giới thiệu loại màn hình LCD cho smartphone. Có kích thước 5,5 inch, sản phẩm của Japan Display cho phép uốn cong như màn hình OLED của Samsung hay LG. Dù không dẻo và mỏng bằng màn OLED, tấm nền "Full Active Flex" độ phân giải 1080p của hãng có thể dùng để sản xuất các điện thoại màn hình cong giống Galaxy S7 Edge. LCD rẻ hơn rất nhiều so với OLED, bởi vậy, người dùng sẽ thấy có nhiều điện thoại dùng thiết kế cong với giá bán rẻ xuất hiện trên thị trường - một khi Japan Display tiến hành sản xuất tấm nền của mình vào 2018.
Từ trước tới nay, màn hình LCD đều có mặt sau làm bằng kính. Đó là lý do vì sao chúng ta rất khó làm cong nó. Japan Display đã tìm được giải pháp cho vấn đề bằng cách dùng nhựa ở cả 2 bên của lớp tinh thể lỏng. Nhờ đó, màn hình vừa có thể dẻo vừa "giúp ngăn chặn tình trạng vỡ khi bị rơi" - theo công bố của nhà sản xuất. Japan Display cũng hy vọng sẽ đưa công nghệ của mình lên các sản phẩm khác như laptop hay màn hình dùng trong ô tô.
" alt=""/>Japan Display công bố màn hình LCD cong cạnh tranh OLED của SamsungKết quả kết quả đánh giá sản phẩm, dịch vụ đạt danh hiệu “Sản phẩm ATTT chất lượng cao năm 2017” và “Dịch vụ ATTT tiêu biểu năm 2017” của các doanh nghiệp trong nước vừa được Hiệp hội ATTT Việt Nam - VNISA công bố hôm nay, ngày 1/12/2017, trong khuôn khổ hội thảo, triển lãm Ngày ATTT Việt Nam 2017 có chủ đề “ATTT trong một thế giới kết nối mới”.
Chương trình bình chọn “Sản phẩm ATTT chất lượng cao” và “Dịch vụ ATTT tiêu biểu” năm 2017 đã được VNISA triển khai dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT, nằm trong chuỗi các sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2017. Việc bình chọn nhằm phát hiện, quảng bá, tôn vinh các sản phẩm về ATTT của doanh nghiệp trong nước, khuyến khích, thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ ATTT của Việt Nam.
Hội đồng bình chọn năm nay gồm các cán bộ quản lý, chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực ATTT thuộc các cơ quan nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực ATTT tại Hà Nội và TP.HCM, do ông Lê Nam Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT là Chủ tịch Hội đồng. Hai Phó Chủ tịch Hội đồng là các ông Vũ Quốc Khánh, Ủy viên Ban chấp hành VNISA và ông Vũ Văn Xứng, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ.
Quá trình bình chọn, các sản phẩm được phân loại thành 3 nhóm: Giám sát, kiểm tra, bảo vệ website (3 sản phẩm); Bảo vệ hạ tầng, hệ thống thông tin và công nghệ đám mây (3 sản phẩm); Phòng chống mã độc (4 sản phẩm).
Điểm mới của năm nay là lần đầu tiên tổ chức bình chọn các dịch vụ ATTT tiêu biểu. Bộ tiêu chí bình chọn nhấn mạnh đến vấn đề trình độ nhân lực và quy trình, tiêu chuẩn áp dụng của dịch vụ. Cũng do mới triển khai nên năm nay chỉ có 3 dịch vụ đăng ký, của các công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và TP.HCM.
Trước khi trình ra Hội đồng bình xét, các sản phẩm, dịch vụ ATTT đã được phân tích, đánh giá sâu về tính năng, công nghệ, chất lượng tại các Nhóm kỹ thuật thuộc 4 Tiểu ban bình xét gồm 3 tiểu ban ở Hà Nội và 1 tiểu ban tại TP.HCM. Năm nay, nhóm chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình bình chọn với lực lượng chủ chốt từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Công ty Bkav và Phòng thí nghiệm trọng điểm ATTT - Bộ Quốc phòng.
" alt=""/>Sản phẩm của CMC InfoSec, CyRadar, VNCS, MVS được bình chọn “Sản phẩm ATTT chất lượng cao” 2017Sáng 27/11/2017, Diễn đàn Internet Việt Nam (VIF17) đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu mốc 20 năm Internet chính thức có mặt tại Việt Nam, sự kiện sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/11 với chủ đề “Digital For Good” (Công nghệ số cho những điều tốt đẹp). Sự kiện do Đại sứ quán Thụy Điển và Bộ TT&TT đồng tổ chức.
VIF17 hướng tới cung cấp nền tảng để trao đổi việc tận dụng Internet như là một phương thức cung cấp thông tin, thúc đẩy sự phát triển và mở ra những cơ hội mới đầy tiềm năng cho tất cả các thành phần trong xã hội.
Phát biểu tại lễ khai mạc vào sáng ngày 27/11, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg cho biết, ngày nay Internet đã và đang phát triển vượt bậc với những công nghệ mà trước đây chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới, trở thành một phương tiện cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam, Thụy Điện cũng như trên toàn thế giới. Cũng như không thể phủ nhận rằng chính sự tác động tích cực này đã kiến tạo nên hàng loạt những đổi mới trong kinh doanh, tạo ra các phương thức kinh tế mới, đồng thời mở ra cơ hội để mỗi người dân có thể liên tục cập nhật và nắm bắt nhiều vấn đề cũng như giúp các cơ quan công quyền có thể cởi mở hơn, minh bạch hơn và có trách nhiệm giải trình cao hơn”.
Đại sứ Pereric Hogberg cũng nhấn mạnh, Internet là ý tưởng về sự kết nối. Nó giúp các cá nhân, cộng đồng và các cơ quan, tổ chức có thể kết nối và cùng hành động để hướng tới những lợi ích chung. Chúng tôi tìm kiếm và mong muốn kiến tạo nên một hệ thống Internet cởi mở, dễ tiếp cận và an toàn cho tất cả mọi người, bao gồm cả thế hệ trẻ - những thanh thiếu niên và con em chúng ta.
VIF17 được tổ chức với mong muốn trở thành một sự kiện thường niên để các thành viên chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, đại diện cộng đồng, giới học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân xã hội, nhà đầu tư và các bên liên quan cùng thảo luận về những tiềm lực của Internet trong việc đóng góp và phát triển cộng đồng nơi chúng ta đang sống, tạo ra một xã hội cởi mở, bền vững và sáng tạo. Chương trình năm nay sẽ tập trung trao đổi về các chủ đề như: Chính phủ điện tử, dữ liệu mở, đến các vấn đề như thành phố thông minh, truyền thông mạng xã hội.
![]() |